Trường mầm non Việt Úc

Nơi ươm mầm tinh hoa

26 27

Bản tin Việt Úc

Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi

Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi

Sự phát triển tâm lý trẻ em là gì?

Sự phát triển của tâm lý trẻ em thể hiện thông qua các lĩnh vực: khả năng ngôn ngữ, tình cảm/ cảm xúc/ ý chí, khả năng nhận thức, những điểm mới trong tính cách và các kỹ năng xã hội. Đây được xem là chủ điểm quan trọng và luôn được nhắc đến trong bộ môn Tâm lý học phát triển. Sự phát triển của tâm lý trẻ em có vai trò rất quan trọng, là trọng tâm trong các công trình nghiên cứu tâm lý.

1. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 0 đến 1 tuổi

Giai đoạn từ 0 – 1 tuổi là thời kỳ sơ sinh của bé. Bé sẽ bắt đầu làm quen và thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Trong giai đoạn này, tâm lý trẻ còn chưa ổn định, bé sẽ cảm thấy môi trường xung quanh rất xa lạ. Do đó, bố mẹ cần hỗ trợ cho trẻ những nhu cầu cơ bản như đi lại, ăn uống, ngủ… Bé cũng sẽ cảm nhận được sự yêu thương và có cảm giác an toàn khi nhận được sự quan tâm của người thân như chơi đùa với trẻ, ôm hôn trẻ… Điều này sẽ giúp cho nhân cách và tâm sinh lý của trẻ phát triển tốt hơn trong những năm tiếp theo.

Bố mẹ không nên quá cưng chiều bé, thay vào đó, bố mẹ nên dạy cho bé những việc đơn giản để bé hình thành những thói quen tốt cho bản thân từ sớm. Chẳng hạn như sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, ăn uống đúng giờ, ngủ đúng giờ và đủ giấc…

2. Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Từ 1 đến 3 tuổi là thời điểm “vàng” để trẻ hình thành ý thức. Trẻ sẽ bắt đầu tập đi và học cách giao tiếp. Thông qua quá trình khám phá và tiếp xúc, trẻ sẽ tự bản thân tìm đến đồ vật mà bé muốn. Hơn nữa, qua những cuộc trò chuyện, bé sẽ tiếp thu và phát triển được ngôn ngữ nói của mình.

Đồng thời, bé cũng sẽ hay có thói quen bắt chước người lớn trong giai đoạn này. Chính vì vậy, sự phát triển của tâm lý trẻ em từ 1 – 3 tuổi sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nói, cử chỉ của người lớn. Bố mẹ cần phải chú ý đến hành vi của bản thân để tâm lý của trẻ phát triển theo chiều hướng tích cực. Bố mẹ nên ứng xử một cách mẫu mực để làm gương cho trẻ noi theo, ví dụ như lịch sự khi giao tiếp, kính trên nhường dưới, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc… Để tránh hình thành cho bé tâm lý chống đối, cảm giác mặc cảm, tự ti thì bố mẹ cần tránh việc la mắng bé. Thay vào đó, bố mẹ hãy nói với bé những lời yêu thương nhiều hơn.

3. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 3 đến 6 tuổi

Từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ chuẩn bị bước vào môi trường mới gọi là trường mầm non. Tại đây, trẻ sẽ được phát triển cả về vận động thô và vận động tinh qua việc giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Nhờ vậy, bé sẽ trở nên nhạy bén với những sự việc xảy ra xung quanh mình hơn. Đồng thời, việc sử dụng đồ vật của trẻ cũng linh hoạt và thuần thục hơn, biết nói thành câu, biết kể chuyện, nghe và hiểu được những gì người lớn nói. Đây cũng chính là lý do trẻ thường hay đặt nhiều câu hỏi “tại sao”. Trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, bố mẹ cần đồng hành và trả lời những câu hỏi của trẻ một cách dễ hiểu nhất. Từ đó, sự phát triển của tâm lý trẻ em sẽ trở nên tích cực hơn.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên dạy con những điều tốt đẹp qua trò chơi nhập vai vào các ngành nghề. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu và học được những quy tắc, chuẩn mực của xã hội, từ đó sẽ giúp trẻ bớt chủ quan hơn. Bố mẹ cũng nên rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy độc lập, phân tích các vấn đề xảy ra dựa vào sự quan sát và đánh giá của riêng mình. Qua đó, trẻ sẽ phát triển ổn định về mặt tâm lý, đồng thời sẽ trở nên cởi mở và tự tin hơn.

Bài đăng khác

Processing...