7 Lưu Ý Về Dinh Dưỡng Cho Bé 3 Tuổi Không Phải Mẹ Nào Cũng Biết
Ngày: 09/08/2020

Ở tuổi lên 3, bé bước qua giai đoạn ngừng ăn cháo và tập ăn cơm. Bé cũng hoàn thiện hơn về khả năng giao tiếp và vận động. Trẻ tăng cân nhanh, béo phì hay suy dinh dưỡng đều không tốt cho sự phát triển của bé. Các mẹ cần thường xuyên theo dõi chiều cao và cân nặng của bé để kịp thời điều chỉnh. Từ 3-10 tuổi cũng là giai đoạn bé phát triển chiều cao mạnh mẽ vì vậy bé cần được chăm sóc tốt. Các mẹ có thể tham khảo các chế độ dinh dưỡng dưới đâu để rút kinh nghiệm chăm sóc bé yêu nhé!

1. Theo dõi chiều cao, cân nặng và các chỉ số của con thường xuyên

Chiều cao và cân nặng chuẩn theo WHO cho bé 3 tuổi là: bé trai cần đat từ: 87,7-102,5cm chiều cao và cân nặng từ 10,9-17kg. Của bé gái là: 90,2-98,1cm chiều cao và cân nặng 12,6-16,1kg.

Bạn nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe của con để có thể theo dõi những thay đổi của con cách chính xác nhất. Các thông tin bạn cần quan tâm như: số đo chiều cao, cân nặng, số lượng răng và các thông tin khác. Bạn nên lập một cuốn sổ theo dõi các chỉ số này để tiện theo dõi. Khi có bất thường có thể sớm tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra được biện pháp khắc phục.

Việc bé có phát triển được đúng theo chuẩn đưa ra hay không không chỉ do dinh dưỡng, mà còn có nhiều nguyên nhân khác nữa. Bạn vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé, nhưng có thể bé mắc một căn bệnh nào đó, ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể. Nên việc theo dõi và phát hiện điều trị càng sớm càng tốt là rất quan trọng.

2. Bé khỏe sẽ ăn nhiều, nhưng ăn nhiều chưa hẳn đã khỏe

Một số mẹ có quan niệm sai lầm rằng, con cứ ăn càng nhiều càng khỏe, vì thế mỗi bữa ăn cứ gia sức ép con ăn. Trẻ cũng tương tự như người lớn. Khỏe mạnh thì mới có thể ăn được nhiều. Nhưng nếu bé ăn được nhiều thì không thể chắc chắn là bé khỏe. Một số bệnh như: tiêu chảy hay viêm phổi sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và hấp thu của cơ thể trẻ. Nên mặc dù bé ăn được nhiều nhưng bé không hấp thu được dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

Mẹ nên giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé, vệ sinh mũi, mắt thường xuyên. Nên cho bé vận động để tăng cường sức đề kháng, tránh ốm đau bệnh tật. Có như vậy bé mới có thể ăn tốt và tránh được tình trạng suy dinh dưỡng.

3. Khay ăn của con luôn đầy đủ những thực phẩm cần thiết

Mỗi bữa ăn của bé dù nhiều hay ít cần được đảm bảo chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm các loại vitamin, protein, chất béo… thuộc 4 nhóm thực phẩm cơ bản là: chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ có trong rau, củ, quả. Không nên ép con ăn nhiều cơm, mà các bậc cha mẹ cần khéo léo chế biến các món ăn kèm và món tráng miệng, món ăn điểm tâm hay giữa buổi sao cho phong phú cho bé. Việc thay đổi món ăn thường xuyên sẽ khiến bé có hứng thú và hào hứng hơn trong việc ăn uống.

Với trường hợp các bé lười ăn, có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung, nhưng không nên cho bé ăn nhiều và lạm dụng chúng.

4. Đủ bữa và chia tỉ lệ hợp lý lượng thức ăn từng bữa.

Dạ dày của trẻ 3 tuổi vẫn còn tương đối nhỏ, do đó mẹ nên cho bé ăn chia làm 3 bữa một ngày và tránh nấu những món khó tiêu, nhất là đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng. Cần tránh cho bé ăn vặt quá nhiều bởi về lâu về dài nó sẽ là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý khi nấu nướng cần để ý tới màu sắc mùi vị. Thức ăn ngon có thể cải thiện sự nhiệt tình của bé. Những mẹo nhỏ khác như cho con ngừng cơm và đổi món bằng mì, cháo, phở, khoai tây…, để bé tham gia cùng nấu ăn với mẹ, nấu những món nhỏ có tỉa hình đáng yêu….Hãy để cho trẻ được cảm nhận rằng ăn uống là một niềm vui.

5. Cho con lựa chọn thực phẩm theo sở thích

Đôi khi trẻ bị biếng ăn, suy dinh dưỡng có thể là do cha mẹ quá cứng nhắc trong việc ăn uống của trẻ. Trẻ 3 tuổi đã ý thức khá rõ về món chúng thích ăn hoặc không. Bạn có thể cho bé tham gia vào việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn, chuẩn bị và nấu bữa ăn. Điều này sẽ khiến trẻ hào hứng và cảm giác ngon miệng hơn khi ăn.

Ngoài ra, khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ cần phải chú ý đến tâm lý của trẻ. Cha mẹ không nên lấy sở thích của mình để áp dụng cho con. Và vì khoảng cách tuổi tác, khẩu vị riêng của từng người mà cảm giác của mẹ sẽ khác với bé. Nhưng lưu ý chung là bạn chỉ nên nấu cho bé những món ăn dễ tiêu hóa cho bé ở lứa tuổi non nớt này.

6. Rèn cho bé thời gian biểu ăn, ngủ, nghỉ, thể dục đúng giờ

Luôn duy trì cho bé có một thời gian biểu chuẩn xác với các hoạt động ăn, uống, ngủ nghỉ và thể dục giúp bé có sức khỏe tốt. Và việc vận động, ngủ đủ giấc sẽ kích thích dạ dày và vị giác của bé hơn.

7. Bổ sung ngay những gì con thiếu

Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn luôn quan tâm và lo lắng tìm mọi cách để bổ sung cho bé nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên, nên đưa bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng định kỳ để xác định được con đang bị thiếu chất gì để bố sung kịp thời cho bé.

Ví dụ một số loại thực phẩm và dinh dưỡng bổ sung:

Thực phẩm bổ sung sắt: như gan, thận, thịt, lòng đỏ trứng gà, cá, tôm và các loại đậu…

Thực phẩm giàu kẽm là hàu, tuỵ, ga, huyết, thịt, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, quả óc chó, đậu phộng, hạt dưa….

Thực phẩm giàu canxi: sữa, sữa chua, phô mai, cá, sò, ốc, tôm, tôm nhỏ, rong biển, cá rán, sò, đậu phộng, mè, đậu hũ,….

Trên đây là 7 lưu ý về dinh dưỡng cho bé 3 tuổi các bạn có thể tham khảo làm cẩm nang chăm sóc bé yêu của mình. Hành trình chăm sóc bé yêu đầy gian nan nhưng được nhìn bé yêu khôn lớn và khỏe mạnh mỗi ngày là động lực lớn nhất dành cho các mẹ.

Nguồn:  Tạp Chí Trẻ Em

Trường mầm non Việt Úc
vascanthovn@gmail.com